Dầu gấc được xem là một loại “thần dược” với hàm lượng các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy loại dầu này thường được sử dụng để chế biến thức ăn để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cả nhà. Ngoài ra dầu gấc còn được phái đẹp sử dụng trong làm đẹp vì chứa hàm lượng vitamin E cao giúp làn da căng bóng, hồng hào. Hiện nay, trên thị trường có bạn rất nhiều loại dầu gấc. Tuy nhiên, giá thành và chất lượng là hai vấn đề mà người tiêu dùng cao e ngại khi sử dụng dầu gấc cho gia đình mình. Cách tốt nhất để khắc phục hai vấn đề trên đó là tự làm dầu gấc tại nhà. Bài viết sau sẽ chia sẻ cách tự làm dầu gấc nguyên chất tại nhà đơn giản và nhanh chóng nhé.
Mục Lục
Dầu gấc là gì?
Dầu gấc là một trong những tinh chất thiên nhiên rất có lợi cho nhan sắc và sức khỏe của người dùng. Hàm lượng vitamin E dồi dào trong dầu gấc là yếu tố giúp làn da căng mọng, hồng hào và tươi sáng. Đặc biệt, dầu gấc được xem là “thần dược” trị nám da được nhiều phụ nữ tin tưởng sử dụng. Ngoài ra dầu gấc còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường thị lực cho mắt, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tuyến tiền liệt, nâng cao khả năng sinh sản….
Cách làm dầu gấc
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gấc: 2 quả. Để đảm bảo chất lượng của tinh dầu gấc sau khi thành phẩm, bạn hãy chọn những quả gấc đạt trọng lượng tối thiểu 1,5kg, chín đều và cầm vào thấy chắc tay.

- Dầu ô liu/ dầu dừa/ dầu ăn: 500 ml. Tùy theo sở thích, bạn có thể sử dụng một trong các loại dầu kể trên. Tuy nhiên, nên chọn dầu dừa. Vì dầu dừa sôi ở nhiệt độ thấp, khả năng bay hơi thấp và dễ ngấm hơn các loại khác. Vì vậy, khi chế biến xong bạn sẽ có một chai dầu gấc chất lượng hơn. Ngoài ra, nếu bạn làm dầu gấc để cho bé ăn dặm thì nên chọn dầu ô liu.
- Nồi gang dày, rây
Các bước làm dầu gấc
Bước 1: Sơ chế gấc
- Rửa sạch, cắt gấc ra làm 2. Nạo phần thịt gấc cho ra tô. Lưu ý là lấy hết phần gấc còn dính trong quả gấc. Vì phần màng dính có rất nhiều dưỡng chất.
- Phơi gấc. Bạn có thể phơi ngoài nắng 1 hoặc 2 buổi để gấc săn lại. Tuy nhiên, cách này dễ làm gấc dính bụi bẩn
- Dàn gấc ra dĩa và cho vào ngăn mát tủ lạnh tầm 30 phút
- Sau khi gấc săn lại, bạn nhẹ nhàng tách thịt gấc ra khỏi hạt. Giữ lại phần thịt gấc và bỏ phần hạt đi.
Bước 2: Nấu dầu gấc
- Bỏ phần thịt gấc và 500ml dầu vào nồi đáy dày. Để lửa liu riu tầm 40 phút và đảo đều. Cho đến khi dầu sôi và chuyển màu qua màu nâu đỏ đậm thì tắt bếp.
- Đổ dầu vừa nấu vào rây để chắt ra phần dầu. Nhớ bỏ phần cặn của dầu đi. Phần dầu gấc đẹp có màu đỏ cam và có mùi đặc trưng của gấc. Bảo quản dầu gấc trong hũ thủy tinh và sử dụng trong vòng 1 năm.
Cách sử dụng dầu gấc
- Làm đẹp: thoa dầu gấc lên da mặt mỗi tối tầm 20 phút. Cách này sẽ dưỡng trắng da, mờ nám, làm mờ nếp nhăn và thoa lên môi để dưỡng môi.

- Chế biến đồ ăn: Bổ sung vitamin A cho trẻ bằng cách thêm vào cháo 1 muỗng cà phê dầu gấc 3 lần 1 tuần. Khi chế biến thức ăn như đồ xào, nấu xôi, thịt kho, cá kho bạn cũng có thể cho dầu gấc vào để bổ sung vitamin cho cả nhà.
- Trị bỏng: Sau khi sơ chế bằng cách rửa vết bỏng dưới vòi nước từ 10 – 20 phút. Bạn bôi dầu gấc vào vết bỏng. Cách này sẽ làm dịu vết bỏng và tránh vết bỏng bị rộp.
- Dầu gấc có thể thay thế kem chống nắng khi đi biển hoặc sau khi bị cháy nắng bạn cũng có thể sử dụng.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ hào hứng thử ngay cách nấu dầu gấc tại nhà để có nguyên liệu vừa tốt cho sức khỏe, vừa có lợi cho nhan sắc của các thành viên trong gia đình. Tiếp tục theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé.