Bảo vật Quốc gia Cửu đỉnh nằm trong sân Thế Tổ Miếu gần 200 năm vẫn còn nguyên vẹn. Ngoài tác phẩm tượng trưng cho quyền lực của nhà Nguyễn, Cửu đỉnh còn được coi là bộ “Địa dư chí lược” được ghi lại bằng hình ảnh vào đầu thế kỷ 19. Hiện nay, việc lập hồ sơ di sản bảo vật Cửu Đỉnh đã hoàn thành và đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét trước khi trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là một di sản tư liệu thế giới. Cửu đỉnh gắn với bài vị của các Vua Nguyễn, được đặt đối diện với bàn thờ các Vua trong Thế Tổ Miếu. Sau đây cùng tìm hiểu thêm thông tin về văn hóa Việt Nam qua bài viết sau.
Mục Lục
Hoàn thành hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là Di sản tư liệu thế giới
Với những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo và duy nhất; bảo vật quốc gia Cửu đỉnh được đặt tại sân Thế Tổ Miếu, Đại Nội Huế. Được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoàn thành việc xây dựng hồ sơ; gửi Bộ VHTTDL xem xét cho ý kiến. Trước khi đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là Di sản tư liệu thế giới.

Cửu đỉnh là 9 đỉnh bằng đồng được khởi công chế tác vào cuối năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng. Trải qua gần 200 năm tồn tại, Cửu đỉnh vẫn tồn tại nguyên vẹn. Là bản nguyên gốc và duy nhất, chưa từng được sửa chữa. Với những giá trị đặc sắc. Cửu đỉnh được công nhận bảo vật quốc gia năm 2012.
Cửu đỉnh được xem như một bộ cẩm nang có minh họa. Và chú thích đầu tiên của nước ta về sự đa dạng sinh học. Trong số 162 họa tiết chạm nổi trên Cửu đỉnh; có tới 90 hình ảnh về các loài động, thực vật đặc trưng của Việt Nam. Các họa tiết này đều thể hiện một cách sống động các loài động, thực vật. Nhiều chỗ chạm khắc khá chi tiết những đặc điểm nổi bật của các loài.
Chi tiết các hình ảnh được chạm khắc trên thân của Cửu đỉnh
Hình ảnh sông núi, lãnh hải của Việt Nam được chạm khắc nổi trên bộ Cửu đỉnh triều Nguyễn. Điển hình như Tuyên đỉnh có sông Hồng, Huyền đỉnh có sông Cửu Long và Nhân đỉnh có sông Hương; Cao đỉnh có hổ trên rừng, Nhân đỉnh có cá voi dưới biển…

Đặc biệt, hình ảnh biển đảo của Việt Nam được chạm khắc rõ ràng trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn. Trong 9 đỉnh, có 3 đỉnh to cao nhất và quan trọng nhất có khắc biển đảo nước Việt, gồm: biển Đông ở Cao đỉnh, biển Nam ở Nhân đỉnh và biển Tây ở Chương đỉnh.
Cùng với hàng loạt tài liệu Hán Nôm cổ, những hình ảnh biển đảo được khắc trên bộ Cửu đỉnh là một nguồn tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Kết luận
Theo giới chuyên gia và nhà nghiên cứu, Cửu đỉnh đạt đến trình độ tinh xảo nhất của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam ở thế kỷ XIX. Bộ báu vật này được chế tác bởi các nghệ nhân bậc thầy về đúc đồng dưới thời nhà Nguyễn. Kỹ thuật khắc nổi những họa tiết, hoa văn tinh tế với những hình ảnh “sống động”; trên bộ Cửu đỉnh đòi hỏi các nghệ nhân phải kiên trì và có sự am hiểu nhất định.