Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất thông qua chủ trương đầu tư 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích văn hóa Cố đô Huế. Đàn Nam Giao là ngôi đền quan trọng nhất của triều Nguyễn nằm trong số đó. Được vua Gia Long xây dựng vào năm 1806, phía nam kinh thành Huế, nơi hàng năm các vua Nguyễn làm lễ tế trời. Tại thời điểm này, di tích Đàn Nam Giao nhìn chung vẫn chưa hoàn thành. Cụ thể là khu Trại Cung chưa được trùng tu khiến việc phát huy giá trị còn rất hạn chế. Dự án bảo tồn, tôn tạo Tượng đài Đàn Nam Giao có tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng. Sau đây cùng tìm hiểu thêm thông tin về văn hóa Việt Nam qua bài viết sau.
Mục Lục
Khởi công dự án bảo tồn và tu bổ di tích đàn Nam Giao
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa khởi công dự án bảo tồn; tu bổ di tích đàn Nam Giao (giai đoạn 1) với kinh phí gần 24 tỉ đồng. Dự án được thực hiện từ nay đến năm 2023, với quy mô diện tích 6.922 m2. Cụ thể, dự án sẽ thực hiện trùng tu; bảo tồn tổng thể công trình Trai Cung chính điện với các hạng mục như:

Tháo dỡ nền, cân chỉnh, gia cường chân đá tảng, tu bổ nền, lát gạch Bát Tràng. Tu bổ hệ thống bậc cấp, chống ẩm, chống mối; hạ giải toàn phần, tu bổ gia cố hệ khung gỗ bằng gỗ nhóm II. Phục hồi hệ thống cửa, nội thất, sơn quang hoàn thiện; phần mái phục hồi bằng ngói liệt hoàng lưu ly. Phục hồi các con giống gắn sành sứ, ô hộc bờ nóc, bờ quyết…
Các chi tiết được tu bổ của di tích đàn Nam Giao
Dự án thực hiện tu bổ tường thành, cổng, sân nền khuôn viên Trai Cung và La Thành. Với hệ thống tường thành, sẽ gia cố đoạn tường bị nứt, vệ sinh rêu mốc và phục hồi màu sắc; cổng Tiền (cung môn) và cổng Hậu của Trai Cung sẽ phục hồi các chi tiết trang trí phần mái. Phục hồi màu sắc, tu bổ nền và lát gạch Bát Tràng, tu bổ phục hồi 3 cánh cổng thượng song hạ bản bằng gỗ nhóm II… Xây phục hồi cổng Tả Nội và cổng Hữu Nội bằng gạch vồ, vữa tam hợp. Phục hồi các chi tiết trang trí phần mái, màu sắc cổng và cánh cửa cổng…
Sân nền khuôn viên Trai Cung sẽ được tháo dỡ, gia cố lớp bê-tông lót M100; vữa lót tam hợp, phục hồi và lát gạch Bát Tràng. Xây bó vỉa bằng gạch vồ và trồng cây xanh tạo cảnh quan trong khuôn viên. Riêng hệ thống La Thành, dự án sẽ tiến hành tôn tạo, phục hồi La Thành hướng Tây; tiếp tục nghiên cứu và sưu tập tư liệu về La Thành hướng Đông. Nhằm đảm bảo yêu cầu về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định.

Thông tin về di tích đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao nằm cách Kinh thành Huế khoảng 4km về phía Nam, được vua Gia Long cho xây dựng từ năm 1806. Vào thời triều Nguyễn, đàn Nam Giao là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hằng năm, riêng từ năm 1890 trở về sau thì cứ 3 năm cử hành một lần. Đàn Nam Giao là công trình kiến trúc độc đáo, quan trọng của hệ thống Quần thể di tích Cố đô Huế. Đây là đàn tế duy nhất còn tồn tại tương đối nguyên vẹn và có quy mô lớn nhất so với các đàn tế cổ ở Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Kết luận
Năm 1993, đàn Nam Giao nhà Nguyễn nằm trong danh mục 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Năm 1997, đàn được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Mùa Festival Huế năm 2004, lần đầu tiên sau gần 60 năm vắng bóng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phục dựng lại lễ tế Nam Giao ở đàn Nam Giao triều Nguyễn và đây tiếp tục là điểm nhấn trong các mùa Festival Huế nhiều năm sau.