Đậu phụ rất giàu đạm lại ít chất béo, đồng thời cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác mà thai phụ cần nên là thực phẩm tuyệt vời để thay thế cho nhiều loại thức ăn khác, giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng mà không quá lo về tăng cân. Tuy nhiên, bên cạnh những ích lợi, ăn đậu phụ cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nếu mẹ bầu lạm dụng chúng trong thực đơn hàng ngày. Những ích lợi và tác hại này là gì và mẹ bầu nên cân đối chúng như thế nào để hưởng những hữu ích mà đậu phụ mang lại?
Mục Lục
Đậu phụ có lợi gì với sức khỏe mẹ bầu?
Đậu phụ thường được coi là một loại thực phẩm hoàn chỉnh. Vì nó có chứa tất cả 8 axit amin thiết yếu. Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về các chất dinh dưỡng có trong đậu phụ:
- Đậu phụ rất giàu mangan, đồng và sắt. Những chất phải được bổ sung một cách thận trọng trong chế độ ăn uống khi mang thai. Đồng và sắt giúp tổng hợp huyết sắc tố trong cơ thể bạn. Và cũng là một nguồn năng lượng tốt.
- Nó chứa canxi dồi dào giúp phát triển xương thích hợp ở thai nhi. 4 ounce đậu phụ được cho là chứa 10% nhu cầu canxi hàng ngày.
- Cá là một nguồn axit béo omega-3 phong phú. Nhưng nếu bạn bị dị ứng với chúng thì đậu phụ có thể là một sự thay thế tốt. Các axit béo giúp ngăn ngừa cục máu đông. Và ngăn ngừa cholesterol làm tắc nghẽn động mạch của bạn.
- Selen giúp chống lại ung thư
- Kẽm có trong đậu phụ giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng trưởng mô và điều chỉnh các enzyme.
- Đậu phụ giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.
- Các đặc tính chống oxy hóa của vitamin E trong đậu phụ thúc đẩy miễn dịch cho người mẹ.
- Chất isoflavones trong đậu phụ làm sạch các gốc tự do. Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề liên quan tới thai kỳ. Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy. Isoflavones còn làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ. Nên rất có lợi khi mang thai.
Tác dụng phụ của đậu phụ đối với phụ nữ mang thai
Mặc dù có nhiều lợi ích. Bạn có thể gặp một số tác động tiêu cực nếu tiêu thụ quá nhiều. Dưới đây là một số tác dụng tiêu cực của ăn đậu phụ khi mang thai:
- Bạn nên tránh đậu phụ trong thai kỳ nếu bạn bị bệnh liên quan đến tuyến giáp. Đậu phụ chứa isoflavone. Nó có xu hướng can thiệp vào tuyến giáp. Và gây bất lợi cho thai kỳ.
- Tiêu thụ quá nhiều đậu phụ được cho là tăng nguy cơ ung thư vú
- Chất ức chế trypsin trong đậu phụ và đậu nành ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy. Do đó, không nên ăn quá nhiều đậu phụ hay uống quá nhiều sữa đậu nành.
- Dẫn đến thiếu iot: Trong đậu nành có chất thúc đẩy bài tiết lượng iot trong cơ thể, vì vậy nếu ăn đậu phụ quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu iot.
- Ăn nhiều đậu phụ còn có thể gây co thắt và rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng. Bạn chỉ có thể gặp những tác động tiêu cực này khi bạn tiêu thụ quá mức. Ăn uống điều độ có thể giúp bạn có được những lợi ích đáng kinh ngạc từ siêu thực phẩm này.
Bà bầu ăn đậu phụ như thế nào cho hợp lý?
Bà bầu có thể ăn các món với đậu phụ như đậu phụ chiên, nấu canh, kho với thịt… Và uống sữa đậu nành. Nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần. Riêng với sữa đậu nành. Mỗi ngày có thể uống một cốc nhỏ (khoảng 200ml) thì được coi là hợp lý.
Các nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn uống lành mạnh khi mang thai vẫn giống nhau. Bạn cần chất béo lành mạnh; protein; trái cây; rau và ngũ cốc ở dạng tốt nhất trong giai đoạn này. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng. Bạn không bỏ lỡ các chất dinh dưỡng quan trọng. Tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ. Nếu bạn cần bất kỳ bổ sung nào.
Xem thêm các thông tin khác của chúng tôi.