Hội Di sản và Cổ vật tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đúc trống đồng theo phương pháp trống đồng Ngọc Lũ. Nhằm cung nghinh và trưng bày tại Thành cổ Quảng Trị. Mùa hè năm 1972, thế hệ cha anh đã chiến đấu anh dũng trong lửa đỏ từng mét trái đất, bức tường thành đã che chở cho thành cổ Quảng Trị và hàng vạn anh hùng, liệt sĩ đã cống hiến tuổi thanh xuân, máu xương của mình trên mảnh đất này.
Để tri ân công lao to lớn hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh tại Thành cổ Quảng Trị, Hội Di sản và Cổ vật tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Quảng Trị và Trung tâm Quản lý di tích Để huy động kinh phí xã hội hóa, xưởng đúc trống đồng tổ chức quyên góp và trưng bày tại Thành cổ Quảng Trị. Sau đây cùng tìm hiểu thêm thông tin về văn hóa Việt Nam qua bài viết sau.
Mục Lục
Thanh Hóa đúc trống đồng dâng vào Thành cổ Quảng Trị

Ngày 5.7, tại Thanh Hóa đã diễn ra lễ đúc trống đồng; sao chép theo phiên bản trống đồng Ngọc Lũ. Với đường kính mặt trống 81cm (tượng trưng cho 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ). Dâng vào Thành cổ Quảng Trị nhân kỷ niệm 48 năm cuộc chiến đấu 81 ngày đêm; bảo vệ Thành cổ Quảng Trị (1972-2020).
Việc tổ chức buổi lễ đúc trống đồng, dâng vào Thành cổ Quảng Trị; do Hội Di sản và cổ vật Thanh Hoa, tỉnh Thanh Hóa. Ban quản lý di tích, Bảo tàng tỉnh Quảng Trị phối hợp thực hiện.
Lễ đúc trống đồng diễn ra tại xưởng đúc đồng của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Minh Tuấn; tại xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Phương pháp đúc và hình ảnh được khắc họa trên thân trống
Ông Hồ Quang Sơn, Chủ tịch Hội Di sản và cổ vật Thanh Hoa, tỉnh Thanh Hóa cho biết. Trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống. Mô phỏng hoa văn, hình dáng trống đồng Ngọc Lũ với đường kính mặt trống 81cm (tượng trưng cho 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ); chiều cao 64cm, được đúc bằng nguyên liệu đồng đỏ nguyên chất.

Đặc biệt, trên thân trống được khắc họa 4 hình ảnh: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập; chiến thắng Điện Biên Phủ; xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập vào ngày 30.4.1975; hình ảnh tiêu biểu của quân và dân tỉnh Quảng Trị.
Được biết, kinh phí đúc và dâng trống đồng vào Thành cổ Quảng Trị do Hội Di sản và cổ vật Thanh Hoa, tỉnh Thanh Hóa thực hiện bằng hình thức xã hội hóa. Dự kiến, ngày 25.7.2020, Hội Di sản và cổ vật Thanh Hoa, tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Ban quản lý di tích; Bảo tàng tỉnh Quảng Trị thực hiện nghi lễ dâng Trống đồng vào Thành cổ Quảng Trị.
Kết luận
Sau khi hoàn thành đúc trống theo phương pháp thủ công truyền thống, các nghệ nhân tiếp tục tinh chỉnh, hoàn thiện chiếc trống đồng trước khi vận chuyển, dâng tặng, trưng bày tại Thành cổ Quảng Trị.
Dự kiến vào ngày 25-7 năm nay, Hội Di sản và cổ vật Thanh Hoa, tỉnh Thanh Hóa cùng Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị thực hiện nghi lễ dâng tặng trống đồng, trưng bày tại Thành cổ Quảng Trị.