Ca trù được biết đến là một trong những loại hình âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử phát triển, sự đặc trưng và độc đáo của loại hình nghệ thuật này vẫn được lưu giữ cho đến thời điểm hiện tại. Sự kết hợp hài hòa giữa các loại nhạc cụ và giọng hát của các nghệ sĩ đã làm nên nét đặc biệt của ca trù. Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc và đặc điểm của ca trù, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết hơn về loại hình âm nhạc này qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Ca trù là gì?
Ca trù thực chất là một từ chữ Nôm là loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng rất được ưa chuộng tại bắc bộ và bắc trung bộ Việt Nam. Ngoài ra hình thức âm nhạc này còn được gọi với cái tên khác là hát cô dâu, hát nhà trò, rất được thịnh hành ở thế kỷ 15. Ca trù là một loại hình âm nhạc kinh điển, đỉnh cao của việc kết hợp thơ ca và âm nhạc
Một chầu hát cần có ba thành phần chính:
- Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,
- Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Nhạc công đàn đáy có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát
- Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.
Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Bài hát được sáng tác và trình diễn tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

Đặc điểm của hệ thống bài bản ca trù
Ca Trù là loại hình nghệ thuật dân gian. Chính vì thế nó mang rất nhiều đặc điểm mang tính dân tộc của chúng ta.
Ca trù vừa là loại khí nhạc (vocal music), vừa là loại thanh nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc độc đáo, tinh vi.
Thanh nhạc: Người hát ca trù phải có giọng cao , trong , thanh và phải vang, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành rõ tiếng, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Người hát ca trù vừa hát, vừa gõ phách. 5 khổ phách cơ bản phải biết rất rõ, tiếng phách phải giòn, chắc, dứt điểm. Lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau. Bạn có thẻ sử dụng các dòng loa karaoke chuyên dụng để nghe ca trù thì sẽ thấy âm thanh hay và vượt trội nhất.
Khí nhạc: Đàn đáy chính là kép đàn dùng làm phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ phách, khổ đàn và tiếng ca phải hòa quyện vào nhau. Có những cách đàn ca chân phương- theo lề lối hay hào hoa, bay bướm và sáng tạo. Ca trù hiện đang được phổ biến hát rất nhiều trong các hệ thống âm thanh hội trường.
Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu. Quan viên sẽ có nhiệm vụ phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào chưa hay và hay.
Những loại nhạc cụ được sử dụng trong ca trù
Hát ca trù được tạo bởi sự kết hợp của 4 loại nhạc cụ: đàn đáy, cỗ phách, cặp sênh và trống chầu. Đây là các nhạc cụ cơ bản để đệm hát, múa cho đào nương. Âm hưởng đặc sắc của Ca trù chỉ sinh ra khi có sự tham gia của đàn đát và cỗ phách – hai nhạc cụ có tính chuyên biệt này. Có thể nhận thấy không có sự tham gia của hai nhạc cụ này trong bất kỳ hình thứ nghệ thuật cổ truyền nào khác.
Đàn đáy
Thùng đàn đáy có hình chữ nhật hoặc hình thang. Cần đàn dài, cả thân và cần đàn dài khoảng 160cm. Cần đàn có gắn 10 phím với vị trí gắn phím từ khoảng giữa cần đàn tới gần mặt đàn. Đàn có 3 dây. Để đánh, người chơi dùng que gảy, dài từ 5 đến 7cm.

Ở Thọ Xuân, Thanh Hóa truyền rằng: ngày xưa quanh đền Nhà trò có những cồn đất mang tên các nhạc cụ của Ca trù như Cồn Sênh, Cồn Đáy, Cồn Phách. Người ta tìm thấy nhiều bức chạm khắc đàn đáy có từ thế kỷ XV đến XVIII trong các mái đình, đền ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh.
Đàn đáy có tính chuyên biệt mà người ta không thể thay thế hay thêm thắt bất cứ các nhạc cụ khác khi đệm các thể cách hát của ca trù.
Cỗ phách
Cỗ phách là nhạc cụ gồm có 1 bàn phách, 1 cặp dùi tròn, một đầu to, một đầu nhỏ. Trong đó có 1 dùi được làm bằng 2 mảnh (dùi kép).
Có hai loại phách: phách dài (thanh gỗ) và phách ngắn (làm bằng gộc tre).
Ngày nay các ca nương hầu hết đều dùng phách ngắn, được làm bằng tre hoặc gỗ dài khoảng 20cm, rộng hơn 5cm, cao 2,5 – 3cm. Phách được coi như “giọng hát thứ hai” của đào nương. Tiếng phách khi thì ríu rít, dồn dập, khoan thai; có lúc lại đối lập, hoặc đồng điệu với giọng hát đào nương. Phách đã làm cho âm thanh của Ca trù trở nên kỳ ảo, hấp dẫn lạ kì.
Cặp Sênh
Cặp Sênh làm bằng hai mảnh gỗ, dài khoảng 20 – 25 cm, bốn cạnh được vê tròn. Đào nương chủ yếu sử dụng cặp sênh khi hát thờ, hát múa Bỏ bộ, hát múa Chúc hỗ, phục vụ trong cung đình.
Hiện nay, ở nhiều câu lạc bộ Ca trù miền Trung vẫn còn theo truyền thống Giáo phường xưa, ca nương khi hát múa thờ tay rung cặp sênh rất điêu luyện.

Trống chầu
Trống chầu có hai loại: trống lớn và trống nhỏ.
Trống chầu lớn là loại trống để ở đình làng. Khi đào nương hát thờ, quan viên cầm chầu bằng trống lớn cùng với chiêng và chuông bát. Âm thanh của những nhạc cụ gõ này tạo ra làm lối hát thờ thêm uy nghiêm và huyền bí.
Trống chầu nhỏ là loại trống có hình dạng giống như chiếc trống đế trong Chèo nhưng lớn hơn một chút. Âm thanh trống ấm và đục hơn. Dùi trống làm bằng gỗ găng hoặc gỗ mai, dài khoảng 25 – 30cm (thường được gọi là roi chầu). Khi cầm chầu người ta đánh mạnh roi chầu xuống mặt trống. Lúc này sẽ tạo ra âm sắc đặc biệt vừa cao sang, vừa mạnh mẽ, hùng hồn.
Đàn đáy, cặp sênh, trống chầu (nhỏ), cỗ phách là bộ nhạc cụ đặc trưng của Ca trù. Ngày nay các đào nương ít dùng cặp sênh hơn. Đây là sự tinh giản hợp lý trong hát ca trù khi nghệ thuật hát đạt tới đỉnh cao.
Cho tới ngày nay, ca trù đã khẳng định được vị trí quan trọng trong nghệ thuật dân gian Việt Nam nói riêng và cả nhân loại nói chung. Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể nắm rõ phần nào các nhạc cụ trong hát ca trù.