Bún thang Hà Nội là món ăn văn hóa ẩm thực tinh tế và vô cùng thanh nhã kết hợp với nhiều nguyên liệu tỉ mỉ và công phu. Đây là món ăn bình dân với nguyên liệu vô cùng đơn điệu nhưng vị ngon và mùi vị mà bún thang mang lại vô cùng hấp dẫn. Ngoài sự tinh tế trong cách chế biến, món ăn còn được bày trí vô cùng hấp dẫn với những mãng màu đẹp mắt của các nguyên liệu chế biến. Có thể nói, bún thang là món ăn vô cùng nổi bật trong kho tàng ẩm thực 3 miền Việt Nam. Nếu bạn chưa biết rõ hơn về món ăn này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về món bún thang Hà Nội – tinh túy ẩm thực của thủ đô Hà Nội.
Mục Lục
Món ăn bình dân trong lớp vỏ quý tộc
Từ lâu, bún thang Hà Nội luôn được coi là thứ quà tinh tế, thanh nhã bậc nhất trong tinh hoa ẩm thực của con người đất kinh kỳ. Để làm món ăn này cần rất nhiều nguyên liệu, đòi hỏi người chế biến phải rất tỉ mỉ, công phu. Người ăn cũng phải là tinh tế, cầu kỳ mới cảm nhận hết được vị ngon và đầy đủ mùi vị mà nó mang lại.
Bún thang xuất hiện từ rất sớm trong văn hóa ẩm thực của người Tràng An. Bắt nguồn từ một món canh của người xưa có tên gọi là canh thượng thang. Khi đó, người ta đã được tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong dịp lễ Tết cổ truyền. Như tôm khô, thịt gà, giò lụa, trứng muối, củ cải dầm… rồi kết hợp một cách khéo léo để làm tan đi cái vị ngấy béo, dư thừa trong bữa cơm thịt cá của những ngày Tết nguyên đán.
Nấu bún thang ngon rất khó nên không phải ai cũng có thể tạo nên một bát bún thang đúng. Như linh hồn của mảnh đất nơi đây. Bởi ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đã rất cầu kỳ. Chỉ là một món bún nhưng nó cần tới 20 loại nguyên liệu khác nhau.
Những mảng màu hấp dẫn
Từ bao đời nay, ẩm thực Hà Nội đã ghi dấu bởi sự tinh tế, ý nhị. Cả trong cách chế biến, thưởng thức lẫn tấm lòng của người trao – kẻ nhận. Như phở, món ăn “quốc hồn quốc túy” có mặt ở khắp Việt Nam. Nhưng chỉ có phở ở Hà Nội mới được đánh giá là ngon nhất. Nói đến ẩm thực Hà Nội, ngoài phở, sẽ là điều thiếu sót nếu không nhắc đến bát bún thang.
Trước đây, người dân Hà Nội chỉ có cơ hội thưởng thức bún thang vào các dịp đặc biệt. Như lễ hóa vàng ngày Tết. Ngày nay, dù không còn đầy đủ các nguyên liệu truyền thống như xưa. Nhưng bún thang Hà Nội vẫn là món ăn thanh nhã, tinh tế bậc nhất của ẩm thực Hà thành được nhiều người sành ăn. Cũng như du khách yêu thích.
Là một món ăn lâu đời của người Hà Nội. Bún thang đặc biệt từ tên gọi đến cách chế biến. Xưa kia, những người phụ nữ Hà thành đã khéo léo tận dụng những thực phẩm còn lại từ Tết Nguyên đán. Kết hợp lại cho ra một món ăn “mới” vừa ngon, vừa tiết kiệm.
Sự tinh tế từ những điều nhỏ nhặt nhất
Những thành phần để làm nên bát bún thang rất đơn giả. Ai cũng có thể bắt chước, làm được. Nhưng để làm ra bát bún ngon, tròn vị. Không phải điều dễ dàng. Bởi thế, bún thang được coi là món ăn cầu kỳ và tinh tế bậc nhất của người Hà Nội.
Ngay như ở Hà Nội, quê hương, xứ sở của bún thang. Không phải hàng bún thang nào cũng ngon, cũng “chuẩn” vị. Trong vùng đất rộng hơn 3.300 km2 này, chỉ có thể gọi tên ra một số nơi bán bún thang ngon như: Cầu Gỗ, Giảng Võ, Hàng Hòm…
Để mang đến tô bún thang đúng kiểu cách. Người đứng bếp phải rất cầu kỳ, cẩn thận trong từng khâu một. Từ chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến đến trình bày. Tính ra, để làm một bát bún thang cần đến 12 loại nguyên liệu. Thế mới nói, bát bún thang là sự tổng hòa, kết hợp từ những thứ nhỏ nhặt. Một cách tinh tế để cho ra hương vị hoàn hảo.