Từ Nam ra Bắc có lẽ không ai mà không biết đến món phở Hà Nội với hương vị thơm ngon đặc trưng nổi bật giữa ẩm thực 3 miền Việt Nam. Không ai có thể biết chính xac phở xuất hiện khi nào, nhưng nghe tên cũng có thể nhận ra phở bắt nguồn từ đâu. Phở Hà nội được cho là tinh túy ẩm thưc Việt Nam. Nét đặc trưng riêng biệt mà không vùng miền nào khác có thể nấu chính xác lại được chính là nước dùng. Phở Hà Nội là món ăn nổi bần bật giữ lòng thủ đô. Ai ghé ngang qua đây mà không thưởng thức ngay món ăn này quả thật là đáng tiếc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu món ăn này qua bài viết về phở Hà Nội – món ăn đặc sắc giữa lòng thủ đô Việt Nam.
Mục Lục
Phở Hà Nội – Tinh túy ẩm thực Việt Nam
Không ai biết chính xác phở có từ khi nào, chỉ biết là đã từ rất lâu rồi. Phở từ những gánh hàng rong ven đường rồi trở thành “đại sứ” của Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới. Món ăn này đã cùng người Việt trải qua nhiều thăng trầm, tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Từ những năm 1940, phở được biết đến như một món quà đặc biệt của thủ đô Hà Nội. Đi vào tập bút kí “Hà Nội băm sáu phố phường” của nhà văn Thạch Lam một cách lãng mạn và đầy cảm hứng, phở có sức quyến rũ ngay cả khi chỉ mới được gợi đến: “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”, và kèm theo đó là “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ” (Trích tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường của nhà văn Thạch Lam).
Không khó để bắt gặp phở trên mọi nẻo phố của thủ đô. Từ gánh phở rong mở lúc tờ mờ sáng cho đến những nhà hàng sang trọng. Đâu đâu cũng thơm nức mùi phở. Đặc biệt, ở những con phố cổ, tồn tại một số hàng phở gia truyền lâu đời. Nơi bí quyết được lưu giữ và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giữ được nét tinh túy từ đời xưa, âu cũng là vì thế mà phở Hà Nội lại có hương vị rất riêng.
Hương vị đặc trưng của bát phở
Tuy có nhiều hàng phở gia truyền, mỗi nơi lại có công thức chế biến riêng. Nhưng vẫn phải đảm bảo có đủ các thành phần chính, cốt là để có được nồi nước dùng tròn vị.

Nước dùng được coi là “linh hồn” của nồi phở. Nước dùng được hầm từ xương bò hoặc gà và các loại gia vị. Như hành tây, gừng, hành củ… Để phở có vị ngọt tự nhiên, người ta chọn hầm ống xương bò hoặc gà ta, xương heo. Và phải đảm bảo nước dùng phải trong vắt, không một gợn đục. Các loại gia vị nướng lên cho dậy mùi như hành tây nướng, gừng nướng, hành củ nướng, hoa hồi, thảo quả, sá sùng, quế. Rồi cho vào nồi hòa quyện cùng với nước dùng. Nước dùng được ninh kỹ rất lâu, từ 5-8 tiếng. Thậm chí có nơi từ 8-10 tiếng.
Để bát phở hoàn hảo, việc lựa chọn bánh phở cũng quan trọng không kém. Bánh phở phải có độ dai vừa đủ, không bở. Để lúc chan nước dùng nóng vào cảm giác ăn vẫn rất mềm mại. Không bị trương lên hay mủn.